Ngày trái đất: Những thứ không thể tái chế và có thể tái chế

Ngày trái đất: Những thứ không thể tái chế và có thể tái chế

Ngày Trái Đất được bắt đầu năm 1970 nhằm nâng cao nhận thức của tất cả mọi người về những nguy hại đến môi trường. Các công ty như Apple đã đưa ra các kế hoạch nhằm giảm lượng khí thải carbon thải ra môi trường, và một số công ty khác.

Bạn cũng có thể góp phần bảo vệ môi trường bằng nhiều cách, một trong những cách đó là tái chế các vật dụng, đồ vật cũ mà có thể tái chế được. Nhưng bạn có biết những thứ gì có thể tái chế và không tái chế được không?, chúng ta cùng đọc tiếp để biết thêm thông tin.

Không thể tái chế

Bìa sách loại cứng

Bìa cứng của sách thì không thể tái chế theo cách thông thường được. Bìa sách thường được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như nhựa, kim loại và da, vốn dĩ nó không thể tái chế được.

Thế nhưng, thay vì tái chế, bạn có thể quyên góp sách cho các trường học, thư viện hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Việc quyên góp sách sẽ giúp mọi người mở rộng kiến thức, có ích cho cộng đồng. Và đây cũng là cách để dọn sách cũ mà có thể giúp người khác mở rộng kiến thức.

Hoá đơn mua hàng

Hoá đơn không thể tái chế được. Hầu hết hóa đơn được tráng một lớp Bisphenol A, là một hợp chất nhựa thường được gọi là BPA. Theo Mayo Clinic (Trung tâm y tế phi lợi nhuận), hợp chất này làm cho hóa đơn không thể tái chế và có thể gây hại cho sức khỏe con người. Cách tốt nhất là không lấy hoá đơn, nếu thực sự cần thiết.

Hình dán (Sticker)

Sticker thì nhìn rất đa dạng và có nhiều hình đẹp và vui, nhưng hình dán thì lại không thể tái chế được, vì chúng được phủ lên 1-2 lớp nhựa bóng hoặc dẻo để tăng độ bền và chống nước cho hình dán. Và một số loại sticker làm từ nhựa vinyl thì còn có hại cho môi trường nhiều hơn.

Đồ dùng làm từ nhựa có thể phân hủy

Mặc dù được làm từ các nguyên liệu có thể phân huỷ như Ngô, cellulose và protein đậu nành, nhưng nhựa phân hủy không thể tái chế.

Giấy gói quà

Giấy gói quà có những loại bóng loáng và được cán màng nhựa thì không thể tái chế, nhưng vẫn có giấy gói quà có thể tái chế được. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) gợi ý một lựa chọn thay thế giấy gói quà và có thể tái chế được, đó là giấy báo.

Có thể tái chế

Hộp bánh Pizza

Hộp đựng bánh Pizza bị dính dầu mỡ nhiều nhưng vẫn có thể tái chế được theo như Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) cho biết. Nhưng cần loại bỏ hết Pizza thừa bên trong, kể cả vụn bánh, gỡ hộp bánh ra, và xếp chúng vào địa điểm rác tái chế theo quy định.

Bìa sách loại mềm

Sách bìa mềm có thể được tái chế, ngay cả khi bìa đó đã bị rách hoặc hư hỏng vì lý do nào đó. Nhưng giống như sách bìa cứng, chúng ta cũng nên cân nhắc quyên góp sách cho cộng đồng.

Pin các loại

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), pin chì-axit là một trong những loại vật liệu được tái chế nhiều nhất. Điều này bao gồm cả pin cho xe Ô tô điện. Tuy nhiên, pin cần được xử lý đặc biệt hơn, vì vậy những viên pin cần được phân loại tái chế ở các địa điểm chuyên thu nhận pin cũ và không thể vứt bỏ trong thùng rác tại nhà.

Thảm cũ

Thảm cũ thì hoàn toàn có thể tái chế được. Hầu như tất cả các loại thảm đều có thể cắt nhỏ ra và dùng để tạo ra các sản phẩm khác. Thảm được làm từ những sợi Polyester, Polyamide, những sợi này rất khó phân hủy trong lúc xử lý rác thải.

Hiện nay chưa có nhiều nơi có dịch vụ tái chế thảm, và bạn cũng không thể bỏ thảm vào thùng rác có thể tái chế trong nhà bạn. Tổ chức phi lợi nhuận "Carpet America Recovery Effort" là một nhóm đang cố gắng xây dựng mạng lưới để có thể thu thảm cũ và tái chế thảm. Hoặc bạn có thể tìm kiếm khu vực của bạn có nơi nào thu thảm cũ hay không.

Dầu nhớt động cơ

Dầu nhớt hoàn toàn có thể tái chế được. Nhiều tiệm sửa xe và gara ô tô sẽ nhận dầu nhớt cũ của bạn khi bạn mang xe đi thay nhớt định kỳ. Cho dù bạn tự thay nhớt ở nhà, những tiệm sửa xe cũng sẽ nhận nhớt của bạn để giúp bạn tái chế. Giống như pin, dầu nhớt không được đổ vào thùng rác, cống rãnh với bất kỳ hình thức nào. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chỉ cần lượng nhớt được thay 1 lần thôi cũng đủ làm ô nhiễm gần 3.785.000 lít nước sạch.

Vỏ lon nhôm

Hầu như tất cả các hãng nước giải khát hiện nay đều có dạng Lon được làm từ nhôm, và chúng ta cũng không cần bóp méo lon sau khi uống hết nước. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) nói rằng lon bị bóp méo sẽ khó phân loại hơn trong các nhà máy tái chế vỏ lon.

Mỗi hành động tái chế của bạn, dù nhỏ bé, cũng góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng tương lai xanh cho chính chúng ta và thế hệ mai sau. Hãy cùng chung tay tái chế vì một môi trường sống trong lành và bền vững!